07:52 | 08/10/2013

Vovinam DAV Tưởng niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Vào hồi 18h09 ngày 4/10/2013, Người – Đại Tướng đáng kính của dân tộc Việt Nam đã ra đi.
Thứ 7 ngày 5 tháng 10 năm 2013, CLB Vovinam -Việt Võ Đạo Học viên Ngoại giao đã tổ chức lễ tưởng niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, mọi người đã cùng nhau dâng hương, cùng  xem lại những hình ảnh, những thước phim về sự nghiệp, cuộc đời của Người.

tuong-niem-dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap-2
Tất cả cùng thắp nến và tưởng niệm Người!

tuong-niem-dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap

Các môn sinh làm lễ dâng hương
Các môn sinh làm lễ dâng hương

tuong-niem-dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap-4

Buỗi lế đã diễn ra trong sự xúc động nghẹn ngào, được xem, được nghe, được kể về người,chúng ta lại biết thêm, hiểu thêm về Người, người con ưu tú của đất nước.

Sáng ngày 7/10/2013, môn sinh clb Vovinam-Việt Võ Đạo Học viện Ngoại giao đã cùng nhau đến thăm viếng Người tại nhà riêng số 30 đường Hoàng Diệu. Mọi người tập trung ở cổng Học viện Ngoại giao từ rất sớm và có mặt tại Hoàng Diệu từ 6h sáng. Hòa trong dòng người nối dài đến viếng Người, gặp gỡ những các cụ Cựu chiến binh, được nghe về những kỷ niệm, hồi ức của các cụ về Đại Tướng, rồi cùng mọi người thực hiện nghi lễ trang nghiêm, kính cẩn trước di ảnh của Người, mỗi người đều dấy lên trong lòng sự xúc động và nỗi buồn vô hạn.

Môn sinh Vovinam đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu - HN
Môn sinh Vovinam đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu – HN

tuong-niem-dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap-7tuong-niem-dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap-8

Môn sinh Phan Thị Phương Thảo :

” Trong dòng người đông đúc trải dài cả mấy con phố, t được nghe những câu chuyện lịch sử, t nghe được những bài thơ làm viếng Đại tướng từ những người nông dân tự cho mình là ít học… Sinh viên bọn t, chữ nghĩa đầy mình nhưng mấy ai viết ra được những dòng thơ cảm xúc như thế. Trong dòng người đó có sự giao lưu giữa hai thế hệ, những cựu chiến binh chia sẻ những câu chuyện của cuộc đời họ, những thanh niên đứng im lặng lắng nghe và dường như tất cả đều hiểu đó là lịch sử, mình phải biết, và giờ là hiện tại, mình phải làm gì!
Dưới cái nắng nóng, xung quanh t có những người đang mất dần sự kiên nhẫn và có vẻ điều đó ảnh hưởng đến những người xung quanh… không trách được, mỗi người một tính, chỉ có tấm lòng muốn tới với Bác là giống nhau thôi.
Hôm nay đi, chờ đợi lâu hơn, mệt hơn nhưng thực sự giúp t biết được nhiều thứ hơn. Cả bọn đã thấy được thế nào là “truyền thống của người Việt Nam là đùm bọc yêu thương lẫn nhau, là bầu ơi thương lấy bí cùng”. Chẳng ai quen ai cả nhưng chia nhau từng cái bánh mì, truyền tay nhau từng chai nước, tự động nhường chỗ cho người già và trẻ em,… chả ai quen ai cả nhưng có người chịu nắng đứng quạt cho nhiều người, có người chịu nắng để cầm ô che cho nhiều người. Hàng quán ven đường tự động xếp hàng dài những chiếc ô che nắng cho nhân dân vào viếng Bác, xếp hàng dài những cây quạt để đỡ bớt cái oi nồng của trưa nắng. Thực sự xã hội này còn rất nhiều điều tốt đẹp.
Con vào viếng Bác vẫn phải hối hả bước chân vì dòng người còn dài lắm, con chẳng nhìn được gì ngoài di ảnh của Người, mắt cứ nhòa đi. Dẫu có lần thứ 3, thứ 4, cảm xúc của con sẽ mãi không thay đổi. Và con cũng biết ở ngoài kia, có vô vàn người giống mình, có cơ hội sẽ lại tiếp tục xếp hàng, nối bước để được vào chắp tay trước di ảnh của Người.
Người ra đi nhưng vẫn dạy được cho đời sau nhiều điều. Mong Người an nghỉ. ”

Môn sinh Phạm Thị Ánh Ly :

“Giây phút ấy con thực sự muốn được ôm lấy thầy thật chặt để cùng khóc thật lớn.
Từ tối hôm trước, khi đọc được tin đầu tiên về sự ra đi của Đại tướng, đột ngột đã thấy có một cảm giác gì đó rất lạ trong người ko tả nổi, ko khóc được nhưng như thấy có luồng gió lạnh chạy qua mỗi lần nghĩ và đọc tin ấy, rồi chạy khắp FB là những dòng status về tin buồn về vị Đại tướng vĩ đại của dân tộc…
Cho đến khi, clb đông đủ, trang nghiêm đứng trước ảnh “Người lính ấy”, lễ tưởng niệm chuẩn bị tiến hành, và cứ thế nước mắt trào ra ko kiểm soát, thầy nghẹn nào bước lên nói vài lời, lễ trào cờ con không thể hát hết bài Quốc ca.
Lễ dâng hương, thắp nến tưởng niệm trang nghiêm, tĩnh lặng, xen lẫn những tiếng sụt xịt và lau nước mắt, trời đang lặng im bỗng gió thổi xì xào, con nhìn cành cây đung đưa có chút linh cảm như vị Đại tướng về đây, rất gần và thấu được tình cảm của chúng ta, mỗi lần gió đưa, con thấy Thầy cũng ngẩng đầu và quan sát như thế, hình như thầy có dự cảm gì đó. Rồi bỗng một cơn gió khiến bình hoa trên bàn thờ rơi vỡ và bát hương cứ thế cháy rừng rức cho đến hết chân nhang. Lạ, chút hoảng hốt nhưng như khẳng định thêm suy nghĩ trước đó.
Bài hát “Quảng Bình quê ta ơi” vang lên, con nghe thấy tiếng thầy hát nhẩm theo nhỏ nhỏ, nước mắt con lại chảy nhưng con không dám lau và cũng không dám không thành tiếng, nhưng thầy ngồi ngay bên cạnh con, tiếng hát thầy ngắt dần, ngẹn ngào rồi sau đó là tiếng khóc nấc lớn dần, không phải lần đầu thấy thầy khóc nhưng lần đầu thấy thầy khóc lớn đến vậy, nghe mọi người vãn bảo đàn ông khóc rất khó, nay thấy thầy như vậy biết được nỗi đau nó đến nhường nào, con bên cạnh mà quay sang nhìn thầy muốn ôm trầm lấy thầy nhưng không biết nên dám, cánh tay cũng muốn đặt lên như những cánh tay khác nhưng lại ko đưa ra được, cũng bởi con nghĩ chính lúc như thế mình hay muốn một mình, thì có thể thầy …con lại quay về phía trước, nén không cho mình khóc thành tiếng.
Sau đó, bản thân không khóc được nữa, bắt đầu thấy trống rỗng, đầu đặc rồi nặng và đau.
Vị đại tướng đáng kính ra đi, niềm tự hào để lại, những bài học để lại, nỗi đau để lại, thời gian có thể sẽ làm con quên, nhưng cho đến khi còn có thể nhớ con sẽ cố gắng, và đó là động lực cho công việc ngày mai, cũng như hôm nay con lại nhận ra được nhiều”

Môn sinh Nguyễn Thị Hường :

Lặng…
Giây phút thiêng liêng khi được kính cẩn cúi mình dưới vong linh vị tướng của dân tộc…
Xúc động nghẹn ngào ko nói thành lời… Chỉ thấy nhịp tim thổn thức…
Clb mình đến sớm, gần như là sớm nhất, bởi trước bọn mình đã có 1 nhóm người khác. Vẫn những điều ấm áp quan tâm nhau như mọi khi.
Cùng nhau đứng chờ hơn 3 tiếng đồng hồ…
Cùng đứng nghe những mẩu chuyện về bác Giáp do các vị bô lão cũng đang đứng xếp hàng kể lại…
Khâm phục những con người tạo nên lịch sử…
Cũng giống như chỉ có những người con miền Trung, vùng bão lũ mới hiểu thấu và hiểu hết, hiểu tận cùng những nỗi đau mất mát khi đến mùa mưa lũ thì chỉ có những con người trong và trải thời kì chiến tranh, trong những thời hào hùng ấy mới hiểu đau đớn thế nào là chiến tranh, tình đồng đội, hi sinh… Những con người thời chiến ấy họ vừa dũng cảm, vừa tình cảm; vừa kiên cường vừa lạc quan; rất dứt khoát nhưng cũng rất hài hước…
Trở về thời bình họ vẫn “văn ôn, võ luyện”, ấy thế mà có 1 bác người Bắc Ninh dã 78 tuổi mà bọn mình thoạt đầu cứ gọi bằng bác vì không thể nghĩ bác già hơn tuổi 60 được. Nghe bác kể chuyện thì đích thực bác là người ” cần, kiệm, liêm, chính”. Chỉ cần nghe qua thôi cũng đủ hiểu.
Cho tôi soi lòng mình giữa lòng người, tình người. Những con người ấy thật đáng quý biết nhường nào. Những ” hạt cát vàng”…
“Sống là phải có Tâm”- muốn tìm điều đó ko phải xa xôi gì đâu, cứ nhìn vào những con người thường ngày ấy…

……………………………………………………

Tin khác